Khoa Ngoại ngữ

1. Thông tin chung

          - Tên đơn vị: Khoa Ngoại ngữ – Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Quy Nhơn

          - Địa chỉ: 684 Hùng Vương – TP. Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định

          - Điện thoại: 0256 2460530

          - Email: k.ngoaingu@cdktcnqn.edu.vn

          - Năm thành lập: 2010

2. Tổ chức nhân sự

- Trưởng khoa:  Ths. Võ Thị Ngọc Chính

            + Điện thoại: 0973839442

            + Email: vothingocchinh@cdktcnqn.edu.vn

- Tổ bộ môn: Tiếng Anh chuyên ngành

            + Tổ trưởng: Ths. Bùi Thị Thu Hà

            + Giảng viên: Ths. Huỳnh Đăng Dũng

            + Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga

            + Giảng viên: Ths. Lê Phương Thảo

            + Giảng viên: Ths. Trần Thị Phương Vi

- Tổ bộ môn: Lý thuyết tiếng-Thực hành tiếng

            + Tổ trưởng: Ths. Võ Thị Ngọc Hiền

            + Giảng viên: Ths. Trịnh Thị Minh Thi

            + Giảng viên: Ths. Nguyễn Hoàng Trang

            + Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Cẩm Vân

 - Tổ bộ môn: Dịch thuật-Văn hóa-Văn minh

            + Tổ trưởng: Ths. Hà Thị Thanh Thúy

            + Giảng viên: Ths. Võ Thị Mỹ Phương

            + Giảng viên: Ths. Phạm Thu Thảo

            + Giảng viên: Ths. Phan Phạm Kiều Mi

- Tổ bộ môn: Tiếng Anh không chuyên

            + Tổ trưởng: Ths. Võ Thị Kiều Diễm

            + Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Cẩm Hà

            + Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Mai Đan

            + Giảng viên: Ths. Trì Thị Kim Hồng

3. Chức năng

Khoa Ngoại ngữ là đơn vị thuộc Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, có chức năng tổ chức quá trình đào tạo và quản lý sinh viên bậc cao đẳng chuyên ngành Tiếng Anh và nghề Tiếng Anh du lịch, đồng thời thực hiện hoạt động giảng dạy các môn Tiếng Anh chuyên ngành và Tiếng Anh chung cho các khối lớp trung cấp và cao đẳng và triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tiếng Anh và các lĩnh vực có liên quan.         

4. Nhiệm vụ

- Tham gia vào công tác tuyển sinh các ngành, nghề của khoa đang đào tạo; phối hợp với Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp thực hiện công tác tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp cho HSSV; các hoạt động giáo dục, hỗ trợ HSSV và tổ chức các hoạt động cho HSSV tại khoa.

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của nhà trường.

- Thực hiện việc biên soạn chương trình giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở những quy định do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành; giáo trình, học liệu giảng dạy đáp ứng theo chương trình giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo; nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức biên soạn đề kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học bổ sung vào ngân hàng đề thi, kiểm tra; thi tốt nghiệp (đề nghị) theo sự phân công của Hiệu trưởng.

- Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật công nghệ, làm thiết bị dạy nghề, đồ dùng dạy học v.v...

- Quản lý giảng viên, sinh viên thuộc khoa; phối hợp với phòng Công tác HSSV theo chức năng nhiệm vụ.

- Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị vật tư phục vụ đào tạo theo quy định.

- Thực hiện chế độ báo cáo kết quả đào tạo, giáo dục định kỳ theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

5. Nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu, ứng dụng chuyên môn phù hợp việc đào tạo nghề tại trường;

- Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; làm đồ dùng dạy học tự tạo hàng năm theo quy định;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, quản lý.

6. Nghề, lĩnh vực, quy mô đào tạo

- Ngành Tiếng Anh trình độ cao đẳng: Người học Ngành Tiếng Anh có khả năng:

+ Giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận nhà hàng, lễ tân, buồng hoặc khu vực hội nghị, chăm sóc khách hàng;

+ Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận nhà hàng, lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo, chăm sóc khách hàng;

+ Thực hiện các quy trình tiếp thị, quảng cáo, bán hàng, chăm sóc khách hàng và tổ chức sự kiện;

+ Giao tiếp trực tiếp hoặc qua điện thoại, thư tín, thư báo, thư điện tử với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng;

Viết báo cáo và thuyết trình về một dự án của cá nhân hoặc của nhóm;

+ Phiên dịch trong các cuộc thảo luận thông thường và biên dịch các văn bản, tài liệu thông dụng trong thương mại;

+ Có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận các vị trí giảng dạy tiếng Anh, giáo viên trợ giảng, nhân viên tư vấn và tuyển sinh tại các trung tâm Ngoại Ngữ.

+ Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và giải quyết được các tình huống phát sinh trong thời gian làm việc; tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

- Nghề Tiếng Anh du lịch trình độ cao đẳng: Người học Nghề Tiếng Anh du lịch có khả năng:

+ Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình, thuyết minh, hướng dẫn tham quan, quản lý đoàn khách, hỗ trợ quảng cáo tiếp thị, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, chăm sóc khách hàng...  đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự;

+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp thông thường và trong một số hoạt động cụ thể của nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế ở mức độ tương đối;

+ Làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho công tác hướng dẫn; có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề hướng dẫn du lịch. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;

+ Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh và thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng theo tiêu chuẩn của khách sạn;

+ Có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận các vị trí giảng dạy tiếng Anh, giáo viên trợ giảng, nhân viên tư vấn và tuyển sinh tại các trung tâm ngoại ngữ.

7. Cơ sở vật chất:

Ngoài các phòng thực hành về Tin học, Ngoại ngữ, Nhà trường có trang bị 05 phòng thực hành các chuyên ngành về du lịch, bao gồm: Phòng thực hành Nghe nói, Phòng TH Lữ hành-Hướng dẫn du lịch, Phòng TH Lễ tân, Phòng TH Nhà Hàng, và Phòng TH Buồng. Các phòng thực hành được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đúng yêu cầu chi tiết kỹ thuật chuyên môn.

8. Một số hình ảnh hoạt động của khoa:

Các hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa Ngoại ngữ

Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại Bà Nà Hills

Hoạt động nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp