Khoa Kỹ thuật nông nghiệp

THÔNG TIN GIỚI THIỆU

KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

1. Thông tin chung:

          - Tên đơn vị:  Khoa Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.

          - Địa chỉ: 20 Trần Thị Kỹ, Phường Bình Định, Thị xã An Nhơn, Bình Định

          - Email:

          - Năm thành lập: 2019

2. Tổ chức nhân sự:

2.1. Lãnh đạo: 

TRƯỞNG KHOA

- ThS. Lê Thị Thái Kỳ

- Email: lethithaiky@cdktcnqn.edu.vn

PHÓ TRƯỞNG KHOA

- ThS. Dương Thị Mùi

- Email: duongthimui@cdktcnqn.edu.vn

          

2.2. Bộ môn Chăn nuôi - Thú y:

          - Trưởng bộ môn:  KS. Phan Thanh Việt

          - Giảng viên:

+ ThS. Đồng Thị Diệu Hiền

+ KS. Võ Thị Ngọc Lan

+ KS. Nguyễn Hoàng Duy

+ KS. Phan Xuân Thủy

2.3. Bộ môn Trồng trọt

          - Trưởng bộ môn: ThS. Dương Thị Mùi

          - Giảng viên: CN.  Nguyễn Đình Nam

2.4. Cán bộ, nhân viên         

+ Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất, hạ tầng: CN. Trần Văn Bảy

+ Nhân viên quản lý ký túc xá: CN. Võ Thị Hoa Mai

+ Nhân viên tạp vụ:  Nguyễn Hoàng Mỹ Duyên

+ Nhân viên bảo vệ: Vũ Hồ Thái; Võ Văn Hương; Bùi Chí Lương

3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

3.1 Chức năng:

- Tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường và phối hợp với các đơn vị cùng cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến Khoa Kỹ thuật nông nghiệp và cơ sở An Nhơn.

- Tổ chức đào tạo cho học sinh, sinh viên về chuyên ngành Chăn nuôi-thú y; Trồng trọt và bảo vệ thực vật, với 3 cấp trình độ: Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng theo đúng quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đất ruộng tại cơ sở An Nhơn.

3.2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì quá trình tổ chức đào tạo các ngành do khoa phụ trách; tham gia quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.

- Thực hiện biên soạn, rà soát và hiệu chỉnh chương trình dạy nghề, giáo trình nội bộ hàng năm trên cơ sở chương trình đào tạo đã ban hành, cùng với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và cựu sinh viên tốt nghiệp ra trường.

- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy- học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học; Tổ chức dạy thực hành, thực tập nghề trong khoa theo chương trình đào tạo.

- Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, làm thiết bị dạy nghề, đồ dùng dạy học tự tạo.

- Tham gia thi hội giảng nhà giáo GDNN các cấp theo quy định.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị vật tư phục vụ đào tạo dạy nghề tại khoa.

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và học sinh sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

- Thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên và học sinh sinh viên; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên và nhân viên của khoa.

3.3. Quyền hạn:

a) Tham dự và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp giao ban, sơ kết và tổng kết về triển khai thực hiện nhiệm vụ củaTrường; chủ trì các cuộc họp Khoa, Cơ sở An Nhơn hằng tháng và đột xuất;

b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giảng viên trong khoa, từng nhân viên của cơ sở Nhơn; chủ động chỉ đạo, điều hành và kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ của từng giảng viên trong Khoa, từng nhân viên của Cơ sở An Nhơn;

c) Quyết định các công việc, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ Khoa và cơ sở An Nhơn đang quản lý;

d) Thực hiện công tác đào tạo, giảng dạy và quản lý cơ sở An Nhơn theo quy định;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4. Các thành tích đạt được:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ và được Hiệu trưởng trường khen trong các năm học.

- Được Bằng khen của Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định cho Liên chi đoàn Kỹ thuật nông nghiệp vì có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên trường học năm học 2022-2023.

5. Thông tin giới thiệu các nghề và hoạt động đào tạo tại Khoa:

5.1 Nghề Chăn nuôi-thú y:

+ Tham gia vào qui trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi;

+ Truyền tinh nhân tạo; ấp trứng nhân tạo; 

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; chẩn đoán bệnh cho vật nuôi; 

+ Phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi;

+ Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ;

+ Kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi,

+ Khuyến nông trong chăn nuôi, thú y...

5.2 Nghề Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:

+ Lựa chọn được giống cây trồng đạt tiêu chuẩn và phù hợp với điều kiện của địa phương.

+ Kỹ thuật sản xuất một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.

+ Điều tra phát hiện và quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng đảm bảo an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường.

6. Hình ảnh tập thể đơn vị:

7. Hình ảnh hoạt động chuyên môn:

8. Hình ảnh hoạt động Công đoàn và Đoàn Thanh niên:

Khoa Kỹ thuật nông nghiệp